Kiến thức nhiếp ảnh

Những bố cục kinh điển của Henri Cartier Bresson

Henri Cartier Bresson sẽ giúp bạn hiểu 7 bố cục kinh điển

Henri Cartier Bresson - một trong những nhà nhiếp ảnh lừng danh nhất của thế kỷ 20. Những bức ảnh của ông chi phối bao thế hệ các nhà nhiếp ảnh. Chính ông đã biến thao tác bấm nút chụp của máy ảnh đơn giản trở thành một nghệ thuật tinh luyện.

Khái niệm "khoảnh khắc quyết định" cũng chính là lý thuyết do ông hoàn thiện làm nền móng cho nhiếp ảnh hiện đại ngày nay. Từ đó, Henri Cartier-Bresson – được coi là cha đẻ của ảnh báo chí hiện đại với những tác phẩm đã trở thành tài sản vô giá của ảnh báo chí thế giới… Ông là một trong những người đã tạo nên lịch sử nhiếp ảnh nói chung và nhiếp ảnh báo chí hiện đại nói riêng. 
Rất nhiều người thành danh với những tác phẩm nhờ "khoảnh khắc quyết định". Bất cứ ai muốn tạo được những bức ảnh độc đáo phải dám vứt bỏ mọi "tiêu chuẩn" hàn lâm kinh điển, học viện từ chương lý thuyết... dám chụp đúng như ý mình. Nhưng, để trước khi chạy xe, người mới bắt đầu phải tập đi. Mọi hình ảnh đều được tạo bởi các điểm, đường nét, hình dáng và các yếu tố trong khung ảnh tự thân có tác động đến con mắt người xem. Trong nhiếp ảnh, điều nhỏ nhặt nhất cũng có thể là một đề tài lớn. Những chi tiết nhỏ liên quan đến con người cũng có thể trở thành yếu tố chủ đạo.
Với ông, một bức ảnh độc đáo không những phải nói được điều đáng nói, mà còn phải nói sao cho hay!​

1. Các thành phần khác nhau trong cùng một bức ảnh luôn có sự liên quan tới nhau,

cho dù mối liên quan đó nằm ngoài ý định của bạn. Và, tất cả mối tương quan tập trung vào chủ thể chính, được thiết lập một cách chặt chẽ. Mọi yếu tố về hình dáng, điểm, sắc độ... đều có trọng lượng thị giác đặc thù, và tương quan giữa chúng cân bằng hài hoà thế nào để làm nổi bật chủ đề, tạo sức quyến rũ hấp dẫn nổi bật nhất, lôi cuốn ánh mắt khắp khung hình.
Cùng phân tích một bức hình của ông:

Bố cục của bức ảnh

2. Trong một bức ảnh, bố cục là kết quả của một sự phối hợp đồng thời, là cách sắp xếp có tổ chức những yếu tố do con mắt nhìn thấy.

Ta không thể bổ sung bố cục như thể đó là một ý tưởng muộn màng được đặt chồng lên trên chất liệu đề tài cơ bản, bởi vì ta không thể tách rời nội dung với hình thức. Tự bản thân bố cục cũng có tính chất xác định của nó.

3. Một số bức ảnh đối xứng có hiệu quả mạnh nhất nhờ yếu tố bất ngờ:

Người chụp khám phá ra trong khung ảnh yếu tố đối xứng hay các đường hội tụ rất mạnh mà con mắt mọi người không phát hiện ra. Sự hội tụ đó tập trung vào một thành phần nào đó của khung ảnh. Góc chụp cần có sự chọn lựa khoảng cách gần hoặc xa phù hợp, máy thấp hoặc cao... trở thành phản xạ nhanh trước khi bấm máy.

 

4. Mọi bức ảnh đều được phân chia theo một cách nào đó, vô tình hoặc hữu ý. Bố cục đường chéo và đường cắt tại điểm mạnh. Giao điểm như trong hình dưới được truyền thống xem là vị trí tốt nhất để bố trí chủ đề vào đó, và sẽ tạo ra cảm giác xem ảnh hài hoà tự nhiên. Trong một số tình huống nhiếp ảnh cần phải xử lý nhanh hoặc theo trực giác, nhưng cũng có nhiều tình huống bạn có thể có thời gian để thay đổi góc nhìn và có thể di chuyển cả chủ đề để điều chỉnh tỷ lệ hài hoà.


Ví dụ:


5. Bố cục là một trong những mối quan tâm liên tục của người chụp ảnh. Nhưng, ngay trong lúc bấm máy thì bố cục chỉ nảy sinh từ trực giác, bởi vì chúng ta đang gắng sức tóm bắt chụp một khoảnh khắc chóng qua, và mọi yếu tố tương quan cần thiết đều đang dịch chuyển.

6. Các khái niệm về tỷ lệ khung hình đều xuất phát tự hội hoạ nhưng các nhà nhiếp ảnh thường chỉ xử lý theo trực giác. Tỷ lệ vàng hay tỷ lệ Fibornalci chỉ đảm bảo tạo ra những khung ảnh hài hoà chứ không thể thạo ra một bức ảnh độc đáo, bởi vì nếu luôn tuân thủ mọi công thức và quy tắc thì mọi hình ảnh đều chỉ là một sự rập khuôn máy móc - những sản phẩm / những bức ảnh được sản xuất đại trà hàng loạt chứ không phải là sự sáng tạo của cá nhân bạn.






7. Nếu bạn đã hoàn tất một bức ảnh có bố cục hài hoà, đừng bao giờ cắt xén nó nữa, bởi nó sẽ phá vỡ sự tương tác về sự gắn kết chặt chẽ giữa các thành phần trong không gian ảnh. Chỉ với một chủ đề duy nhất thôi, người chụp / bạn đã phải đối mặt với bao nhiêu điều cân nhắc để chọn lựa: khung hình ngang/đứng, dịch chuyển chọn góc nhìn lên xuống qua lại, chọn lựa chi tiết nào xuất hiện trong khung, tiến lại gần hay đứng ở xa để chi tiết đó lớn hơn hay nhỏ đi trong toàn khung, toàn cảnh hay chỉ tập trung một yếu tố duy nhất... Sự chọn lựa khi bấm máy đã đem lại một ý nghĩa cho chủ đề.

Nhiếp ảnh là nghệ thuật của sự chọn lọc. Kính ngắm của máy ảnh đối với người chụp cũng giống như khung vải bố trắng của người hoạ sĩ. Việc tạo ra một bức ảnh không có gì phức tạp: đó chỉ là một động tác bố trí cho cái khung đen của kính ngắm lên bất kỳ cảnh trí nào và bấm máy, nhưng bí quyết và kinh nghiệm của những bức ảnh độc đáo / chuẩn mực lại thường liên quan đến việc đặt cái khung ấy vào đâu, đó mới là điều quan trọng!

Nguồn: vuanhiepanh.vn