Kiến thức nhiếp ảnh

Chụp hình sắc nét không khó

Không có duy nhất một thủ thuật nào có thể giúp hình ảnh cực kỳ rõ nét. Tuy nhiên khi bạn kết hợp nhiều mẹo nhỏ, bạn sẽ nhận thất một số thay đổi về độ sắc nét của hình ảnh.

Trước khi bàn đến những cách khắc phục ảnh thiếu sắc nét, chúng ta cùng tìm hiểu về những nguyên nhân chính khiến ảnh chụp gặp phải tình trạng này.
- Đối tượng chụp chuyển động: Khi chụp một đối tượng đang chuyển động, ảnh rất dễ bị nhòe mờ đó có thể do tốc độ chụp quá chậm.
- Máy ảnh bị rụng lắc: Tương tự như khi chụp đối tượng chuyển động, khi máy ảnh bị rung lắc hoặc do tốc độ chụp cũng có thể khiến hình ảnh không được sắc nét.
- Lấy nét chưa đúng: Một trong những nguyên nhân khiến ảnh bị nhòe mờ có thể do lấy nét chưa đúng. Điều này xảy ra khi lấy nét sai vào đối tượng chính được chụp, khoảng cách chụp quá gần khiến máy không thể lấy nét. Chọn khẩu độ khiến độ sâu trường ảnh quá nông hoặc thao tác chụp quá nhanh khi máy ảnh chưa kịp lấy nét.

Dưới đây là 10 lời khuyên giúp bạn có được những bức ảnh chụp sắc nét:

1. Luôn sử dụng chân máy

Chân máy – tripod là phụ kiện không thể thiếu trong nhiếp ảnh, nhất là khi chụp phong cảnh và rất nhiều chủ đề khác. Hãy đặt chân máy ở những nơi có bề mặt bằng phẳng bởi mọi sự chuyển động ảnh hưởng đến máy ảnh đều có thể khiến ảnh chụp bị mờ. 

2. Sử dụng chức năng khóa gương lật

Thông thường, các tấm gương trong SLR của bạn sẽ lật lên ngay lập tức trước khi màn trập mở ra, và khi lật có thể làm cho máy ảnh bị rung động một chút. Vì vậy, có một thiết lập hữu ích trên hầu hết các máy ảnh SLR gọi là khóa gương lật – mirro lock up và nếu bạn kích hoạt nó, thời gian để gương lật lên và màn trập mở ra sẽ được tạm dừng vì thế có thể hạn chế những rung động trước khi hình ảnh được thực sự chụp.

3. Sử dụng một điều khiển từ xa hoặc hẹn giờ chụp

Khi bạn nhấn nút chụp trên máy ảnh, đây cũng là hành động rất dễ tạo ra những rung lắc cho máy ảnh. Để hạn chế tình trạng này, sử dụng một điều khiển từ xa, dây bấm mềm để nhấn chụp hoặc bạn có thể dùng đến tính năng hẹn giờ chụp trên máy.

4. Tăng tốc độ màn trập

Khi bạn tăng tốc độ màn trập sẽ giúp hạn chế được việc rung lắc máy. Trước khi tăng tốc độ màn trập, bạn nên xem xét mức độ ảnh hưởng đến độ sâu trường ảnh, độ nhiễu hạt (nếu bạn tăng ISO), và / hoặc phơi sáng. 
Hãy nhớ các nguyên tắc về tốc độ chụp: Chọn tốc độ chụp với một mẫu số lớn hơn độ dài tiêu cự của ống kính.

  • Nếu ống kính có độ dài tiêu cự là 50mm, đừng chụp tốc độ chậm hơn 1/60 giây.
  • Nếu ống kính có độ dài tiêu cự là 100mm, chụp ở tốc độ 1/125 giây hoặc nhanh hơn.
  • Nếu ống kính có độ dài tiêu cự là 200mm, chụp ở tốc độ 1/250 giây hoặc nhanh hơn.

Hãy nhớ rằng nếu chọn tốc độ chụp nhanh hơn thì cần phải điều chỉnh khẩu độ để bù lại, nhưng việc này sẽ làm cho độ sâu trường ảnh hẹp và việc lấy nét ảnh chụp sẽ khó hơn.
XEM THÊM: Những điều cần biết về Tốc độ màn trập trong nhiếp ảnh

5. Chức năng ổn định hình ảnh

Nhiều dòng máy ảnh và ống kính có chức năng ổn định hình ảnh có tác dụng trong việc giảm bớt những ảnh hưởng của việc rung máy. Tuy nhiên bạn cần nhớ rằng chức năng này chỉ giúp giảm tình trạng rung máy khi chụp ở tốc độ thấp chứ không dành cho chụp những đối tượng chuyển động.

6. Chú ý đến ISO

ISO là yếu tố có thể ảnh hưởng đến độ nhiễu hạt trong ảnh. Khi bạn chọn mức ISO cao sẽ cho phép chụp với tốc độ nhanh hơn và khẩu độ nhỏ hơn (cần thiết khi chụp ảnh rõ nét) nhưng ISO cao đồng nghĩa ảnh bị nhiễu hạt nhiều hơn. Mức độ nhiễu nhiều hay ít tùy thuộc vào từng loại máy nhưng bạn nên cố gắng sử dụng hợp lý mức ISO và càng thấp càng tốt.
 

7. Sử dụng chế độ lấy nét bằng tay – Manual Focus


Kỹ thuật lấy nét là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến độ nét của ảnh chụp. Tự động lấy nét là chế độ phù hợp khi chụp  những đối tượng chuyển động hoặc khi bạn cần chụp ảnh một cách nhanh chóng, nhưng khi đối tượng chụp cố định bạn nên lựa chọn chế độ lấy nét bằng tay – Manual Focus. Điều này sẽ đảm bảo bạn lấy nét vào đúng đối tượng, ở khoảng cách thích hợp.

8. Sử dụng các “điểm vàng” của ống kính

Hầu hết các ống kính chụp sắc nét nhất ở khoảng giữa và khẩu độ ít hơn 2 stop so với khẩu độ lớn nhất. Ví dụ, nếu ống kính zoom 17-40 mm của bạn có một khẩu độ f/4, bạn có thể có được hiệu quả hình ảnh rõ nét nhất khi sử dụng f / 8 và thu nhỏ ở 30 mm. Ngoài ra, ống kính tiêu cự cố định (còn được gọi là ống kính prime) sẽ cho hình ảnh sắc nét hơn so với ống kính zoom.

9. Chú ý làm sạch máy ảnh

Những vết bẩn, bụi trên cảm biến hoặc ống kính cũng có thể ảnh hưởng xấu đến chất lượng ảnh chụp, dễ dàng xuất hiện các vết đốm chấm trên ảnh. Vì vậy bạn cần chú ý vệ sinh các bộ phận này của máy ảnh.

10. Hãy cứ chụp liên tiếp, nhiều hình ảnh

Khi chụp ảnh động vật hoang dã hoặc bất kỳ loại đối tượng nào chuyển động nhanh, cách tốt nhất để có được một bức ảnh cực kỳ rõ nét nhất là chụp rất nhiều và thật nhiều ảnh. Điều này giúp tăng cơ hội của bạn nhận được một ảnh ổn nhất khi đối tượng chụp được nắm bắt hoạt động nhờ máy ảnh luôn theo sát mọi chuyển động.

Nguồn: vuanhiepanh.vn