Lấy nét vào vũng nước đóng băng phía trước để mọi thứ ở background được sắc nét
Độ sâu trường ảnh (Depth of Field)
Khi bạn lấy nét vào một điểm bất kỳ, có nghĩa là tất cả các điểm nằm trên mặt phẳng song song với cảm biến có chứa điểm lấy nét đều nét tương đương, đó gọi là mặt phẳng lấy nét. Mọi thứ phía trước và sau mặt phẳng này về mặt kỹ thuật thì không phải điểm lấy nét, nhưng có một khu vực mà các điểm ở đó sắc nét, đó là độ sâu trường ảnh. Ví dụ trong bức ảnh bên dưới, tôi lấy nét vào một tảng đá, mặt phẳng lấy nét chính là mặt phẳng nằm song song với cảm biến và có chứa hòn đá đó, đã hình thành nên độ sâu trường ảnh gồm phía trước và phía sau mặt phẳng lấy nét. Vùng phía ngoài DoF gần với máy ảnh gọi là “near acceptable limit”, còn vùng phía ngoài DoF ở hậu cảnh gọi là “far acceptable limit”.
Độ sâu của trường luôn mở rộng từ 1/3 khoảng cách ở phía trước của mặt phẳng tiêu cự, và 2/3 khoảng cách phía sau nó.
Trong bức ảnh mô phỏng trên, DoF không đủ lớn để đảm bảo hàng cây đằng sau đạt được độ nét chấp nhận được. Tuy vậy, DoF có thể dễ dàng được mở rộng hơn nếu bạn kiểm soát được các yếu tố sau đây: Tiêu cự, Khẩu độ và Khoảng cách đến điểm lấy nét (Kích cỡ cảm biến cũng có ảnh hưởng nhất định nhưng sẽ được đề cập ở bài sau). Mối tương quan của các nhân tố này với DoF như sau:
- Tiêu cự (focal length): Thông thường tiêu cự của bạn được quyết định bởi việc bạn bố cục như thế nào. Thay đổi tiêu cự của bạn sẽ làm thay đội góc nhìn và do đó thay đổi bố cục, tức là bạn không thường thay đổi tiêu cự để thay đổi góc nhìn mà dùng các yếu tố khác tại tiêu cự đã chọn sẵn. Tiêu cự ngắn (lens góc rộng) sẽ có DoF lớn hơn tiêu cự dài (lens Tele).
- Khẩu độ (Aperture): Có lẽ yếu tố chính quyết định DoF chính là kiểm soát khẩu độ. Một khẩu độ hẹp hơn, tức là lớn hơn f/* sẽ mang lại độ sâu trường ảnh lớn hơn và ngược lại. Để tối đa hoá DoF cần chọn khẩu độ nhỏ nhất sao cho chưa tới giới hạn nhiễu xạ mà ảnh hưởng tới chất lượng của ảnh.
- Khoảng cách tới điểm lấy nét: Trong sự kết hợp với tiêu cự và khẩu độ nhất định, quyết định xem mặt phẳng lấy nét ở đâu sẽ ảnh hưởng tới độ sâu trường ảnh. DoF sẽ tăng lên khi khoảng cách đến điểm lấy nét từ máy ảnh tăng. Do đó, khi chọn được tiêu cự, khẩu độ và khoảng cách đến điểm lấy nét để kiểm soát độ sâu trường ảnh.
Hyperfocal distance
Có một phương pháp để toàn bộ khuôn hình nằm trong “vùng nét” là đảm bảo rằng DoF được mở rộng từ tiền cảnh đến vô cực. Để làm được điều đó bạn cần lấy nét tại điểm “Hyperfocal Distance” (dịch nôm na là Khoảng vượt tiêu cự): khi tiêu cự và khẩu độ cố định, sẽ có một điểm lấy nét mà khoảng cách từ điểm đó tới máy ảnh sẽ làm cho toàn bộ khung cảnh nằm trung độ sâu trường ảnh (vùng nét).
Bằng cách focus vào điểm – Hyperfocal distance, toàn bộ chiều sâu khung hình sẽ sắc nét vì nằm trong vùng DoF
Về lý thuyết, bằng cách chọn đúng khẩu độ và di chuyển điểm lấy nét tới đúng vị trí Hyperfocal distance (giả định rằng bố cục và tiêu cự giữ không đổi) sẽ làm cho toàn bộ khung hình trong vùng nét. Một điểm đáng lưu tâm là khi lấy nét tại điểm Hyperfocal distance, khoảng cách “near acceptable limit” luôn bằng một nửa của khoảng vượt tiêu cự Hyperfocal distance.
Việc tính toán để xách định Hyperfocal distance là không hề đơn giản, nó phụ thuộc vào khẩu độ, tiêu cự và kích thước sensor của máy ảnh. Có rất nhiều trang web hay ứng dụng giúp thực hiện điều này, bạn có thể tham khảo theo bảng dưới đây:
Nó khá phức tạp nhưng thông thường bạn chỉ cần nhớ một số trường hợp chính. VD như tôi hay chụp ở tiêu cự 16, khẩu độ f/8 thì Hyperfocal Distance là 1m.
Lựa chọn khẩu độ khi áp dụng Hyperfocal distance vào việc chụp phong cảnh
Thông thường khi chụp một bức ảnh phong cảnh thì bạn đã có sẵn ý tưởng về bố cục, do đó góc nhìn hay tiêu cự là cố định trước. Để xác định được khoảng cách Hyperfocal distance bạn cần phải tìm ra Khẩu độ tối ưu.
Với bất cứ mặt phẳng lấy nét nào, độ sâu của DoF luôn kéo dài từ khoảng cách 1/3 ở phía trước và 2/3 phía sau điểm lấy nét. Nói như vậy nhưng không phải là việc áp dụng Hyperfocal distance là cứ chọn khẩu độ nhỏ nhất, ví dụ như f/22 hoặc f/18, rồi lấy nét vào khoảng cách 1/3 độ sâu khung hình tính tới máy ảnh là được. Khi bạn lấy khẩu độ quá thấp ảnh sẽ gặp hiện tượng nhiễu xạ của ánh sáng gây giảm chất lượng.
Ảnh dưới đây đưa ra sự so sánh của cùng một điều kiện, chụp ở f/8 (trái) và f/16 (phải).
Các tấm lá cây dương xỉ nằm ở giữa khung hình và dưới cùng của chiều sâu bức ảnh là điểm tốt nhất ở tiền cảnh để lấy nét. Mặc dù cả hai bức ảnh đều có vẻ sắc nét, nhưng khi zoom 100% mỗi bức ảnh lên sẽ nhận ra sự khác biệt về độ nét giữa việc sử dụng khẩu độ f/8 và f/16, mặc dù cả hai đều mang lại kết quả về độ sâu trường ảnh lớn từ trước tấm lá cây và trải dài đến vô cực.
Độ nét của tấm lá dương xỉ tại f/8 và f/16. Khi sử dụng các khẩu độ từ f/22 đến f/16, kết quả về độ nét vẫn có thể được cải thiện hơn bằng việc mở rộng khẩu độ đến f/8, và lấy nét vào điểm Hyperfocal distance.
Nhiễu xạ là một vấn đề với tất cả các loại ống kính khi đưa khẩu độ về nhỏ hơn, đặc biệt ở khu vực rìa khung hình. Với một ống kính thông thường thì việc lấy nét vào khoảng khẩu độ từ f/11 đến f/8 sẽ cho kết quả lấy nét cao nhất và giảm đượ nhiễu xạ. Vì vậy việc quan trọng là xác định được khẩu của ống kính mà tại đó “giới hạn nhiễu xạ” là nhỏ nhất.
Như vậy chúng ta có thể thấy tầm quan trọng của việc nhận thức về Hyperfocal distance trong các tiêu cự được thường xuyên sử dụng, đặc biệt là lựa chọn khẩu độ để tối ưu hiệu suất của ống kính. Với những công cụ có sẵn ngày này không phải là quá khó khăn để thực hiện điều đó, sẽ giúp ích rất nhiều trong việc áp dụng để chụp được những bức hình phong cảnh đẹp nhất.
Nguồn: vuanhiepanh.vn