Kiến thức nhiếp ảnh

“1 stop phơi sáng” trong nhiếp ảnh nghĩa là gì ?

1 stop phơi sáng” trong nhiếp ảnh nghĩa là gì ? | Sự phơi sáng trong nhiếp ảnh được kiểm soát bởi 3 yếu tố: tốc độ màn trập, khẩu độ ống kính và giá trị ISO. “Stop” giúp bạn so sánh trực tiếp và thay đổi 3 yếu tố này để đạt được lượng ánh sáng phù hợp nhất cho bức ảnh của mình. Trong nhiếp ảnh, khi nói đến “stop”, nhiều người mới bắt đầu rất hay hiểu nhầm và cảm thấy nó quá phức tạp. Tuy nhiên, trên thực tế, “stop” lại rất đơn giản, dễ nắm bắt và kiểm soát:

1 stop là là giá trị thể hiện khi tăng gấp đôi (x 2) hoặc giảm một nửa (: 2) số lượng ánh sáng đi vào khi chụp một bức ảnh.

Ví dụ, khi bạn nghe thấy một người nói anh ta sẽ tăng giá trị ánh sáng lên 1 stop, tức là anh ta muốn tăng gấp đôi lượng ánh sáng so với bức ảnh được chụp trước đó.

"1 stop phơi sáng" trong nhiếp ảnh nghĩa là gì ?

Một bức ảnh của tác giả Hamed Saber, thể hiện sự chênh lệch ánh sáng giữa các stop

   Stop và Tốc độ màn trập

Tốc độ màn trập cho biết thời gian màn trập trên máy mở ra là bao lâu khi chụp một bức ảnh. Thời gian mở màn trập càng dài, ánh sáng vào càng nhiều và độ phơi sáng sẽ càng mạnh. Chia đôi hay nhân đôi tốc độ màn trập sẽ có tác dụng tăng hay giảm 1 stop phơi sáng.

 

   Ví dụ, thay đổi tốc độ màn trập từ 1/100 lên 1/200 sẽ giảm đi một nửa lượng ánh sáng đi vào, như vậy chúng ta có thể nói là chúng ta đã giảm đi 1 stop ánh sáng. Tương tự, nếu như thay đổi tốc độ màn trập từ 1/60 xuống 1/30 sẽ tăng gấp đôi lượng ánh sáng đi vào, tương ứng với tăng 1 stop ánh sáng. Hầu hết các máy ảnh hiện nay đều cho chúng ta thay đổi tốc độ màn trập tương ứng với 1/3 stop, 3 lần xoay bánh xe mới là thay đổi 1 stop.

Stop và độ nhạy sáng (ISO)

ISO cho biết khả năng nhạy sáng của cảm biến máy ảnh đến đâu so với ánh sáng. Một cảm biến nhạy hơn sẽ cho ra độ phơi sáng tương đương với máy khác, dù chỉ thu được lượng ánh sáng ít hơn. Có nghĩa là bạn có thể sử dụng khẩu bé hơn hoặc tốc độ màn trập nhanh hơn trong cùng một điều kiện chụp ảnh.

 

   ISO được quy định và sử dụng các giá trị dựa trên thang ASA ( American standard speed numbers  ) dành cho film, giá trị ISO càng cao thì độ nhạy của cảm biến càng cao. Giống như tốc độ màn trập, tăng gấp đôi giá trị ISO cũng tương ứng với tăng 1 stop phơi sáng, và giảm một nửa giá trị ISO là giảm đi 1 stop phơi sáng.

Ví dụ, tăng ISO từ 100 lên 200 tương ứng với tăng 1 stop. Giảm từ ISO 800 xuống 400 tương ứng với giảm 1 stop. Hầu hết các máy ảnh đều cho bạn thay đổi giá trị ISO tương ứng với 1 stop, có một số ngoại lệ như ISO 160 hay 320….

Stop và khẩu độ ống kính

Khẩu độ được đo lường sử dụng số F  hay còn gọi là “f-number” , đôi khi gọi là “f-stop” , mô tả đường kính của khẩu độ. Một số f-number có giá trị thấp sẽ tương ứng với độ mở ống kính lớn (tương đương với việc ánh sáng sẽ đi vào nhiều hơn), trong khi đó f-number có giá trị cao nghĩa là độ mở ống kính càng hẹp (ít ánh sáng đi vào).

 

Do cách tính f-numbers khá khác biệt, nên việc tăng gấp đôi hay chia nửa sẽ không tương ứng với việc tăng hay giảm 1 stop, bạn phải nhân và chia với số 1.41 (tương ứng với căn bình phương của 2). Ví dụ, từ f/2.8 đến f/4 sẽ là giảm 1 stop phơi sáng do 4 = 2.8 * 1.41. Từ f/16 đến f/11 là tăng 1 stop phơi sáng do 11 = 16 / 1.41. Tương tự với tốc độ màn trập, hầu hết các máy ảnh cho phép bạn thay đổi khẩu độ tương ứng với 1/3 stop.

Stop có thể thay đổi

Stop cho chúng ta cách thức để có thể so sánh trực tiếp các giá trị trong tam giác phơi sáng: tốc độ màn trập, khẩu độ và ISO. Bạn có thể tùy biến các giá trị này để đạt được độ phơi sáng hợp lý nhất.

Ví dụ, bạn đang chụp một khung cảnh với tốc độ 160, f/8 và ISO 200. Bạn thấy khung cảnh đã đủ ánh sáng, tuy nhiên lại hơi bị mờ do out-net, bạn cảm thấy sẽ cần phải giảm tốc độ màn trập xuống 1/120 để đảm bảo bắt nét chính xác các chủ thể.

Thay đổi 1 stop trong tốc độ màn trập như thế này sẽ làm giảm ánh sáng đi vào, bức ảnh sẽ trở nên tối hơn do bạn đã giảm đi một nửa lượng ánh sáng chui vào cảm biến. Bạn sẽ phải tìm cách bù trừ 1 stop này bằng cách thay đổi các giá trị khác, rất đơn giản.

Một là bạn mở khẩu độ to hơn để ánh sáng đi vào nhiều hơn, thay đổi từ f/8 thành f/5.6 để tăng 1 stop ánh sáng, hoặc có thể tăng ISO từ 200 lên 400 cũng sẽ cho ra kết quả tương tự.

Lưu ý khi thay đổi giá trị phơi sáng:

Tốc độ màn trập – Nếu tốc độ màn trập quá thấp, bức ảnh của bạn có thể bị mờ do bắt nét chủ thể chưa đủ nhanh hoặc tay bạn bị rung khi cầm các ống kính to nặng hay chụp trong tối.

Khẩu độ – Khẩu độ to sẽ có độ sâu trường ảnh mỏng, như vậy nếu bạn mở quá to ống kính, bạn sẽ không thể có tất cả chủ thể cùng được nét. Ngược lại, nếu bạn khép ống kính quá bé, bạn sẽ không thể tách biệt được chủ thể khỏi môi trường khi chụp chân dung. Đây là những yếu tố về khẩu độ cần cân nhắc.

ISO – Bạn càng tăng ISO, bức ảnh của bạn sẽ càng xuất hiện nhiều noise. Nó có thể sẽ khiến bức ảnh bị xấu đi hoặc làm giảm độ sắc nét và chi tiết.

Giống như mọi nguyên tắc khác trong nhiếp ảnh, điều chỉnh những yếu tố này luôn phải đạt trạng thái cân bằng. Bạn phải quyết định đâu là hiệu ứng mình muốn trong các bức ảnh, và thiết lập các thông số và chế độ để đạt được hiệu quả lớn nhất mà không xảy ra rủi ro tiềm tàng dẫn đến bức ảnh bị thất bại vì không đúng kĩ thuật. Stop phơi sáng là một công cụ rất hữu dụng để đem ra cân nhắc và sử dụng, giúp bạn thay đổi các chế độ dễ dàng và kiểm soát chặt chẽ hơn nội dung và bối cảnh của mình.

Nguồn: vuanhiepanh.vn