Để chụp hình vẻ uy nghi, tráng lệ của phong cảnh đòi hỏi bạn phải có một loại ống kính nhất định. Chúng tôi trò chuyện với 3 nhiếp ảnh gia đến từ Đông Nam Á và tìm hiểu về các loại ống kính yêu thích của họ.
Nhiếp ảnh gia: Edwin Martinez
Ống kính yêu thích: ống kính EF14 mm f/2.8L II USM dùng để ghi lại hình ảnh ban đêm, đặc biệt là Cực quang, ống kính EF16-35 mm f/4L IS USM dùng cho hầu hết các bức ảnh phong cảnh.
Chụp với máy EOS 5DS R, ống kính EF16-35 mm f/4L IS USM, f/22, 4 giây, 16 mm, ISO 100
Longdrangar, Iceland
“Khác với hầu hết các ống kính góc cực rộng (UWA) thường bị biến dạng lồi, quang sai màu và cạnh ảnh bị mờ, ống kính EF16-35 mm f/4L IS USM không gặp phải những vấn đề đó và ghi lại các góc rất sắc nét. Ống kính EF14 mm f/2.8L II USM là ống kính một tiêu cự rộng nhất dành cho các cảm biến toàn khung hình. Nó cũng sắc nét - thậm chí là ở khẩu độ rộng nhất - đây là điều mà bạn cần đến như khi chụp ảnh Cực quang chẳng hạn. Cả hai ống kính đều nhẹ và kín, có khả năng chống chịu thời tiết, do vậy chúng là sự lựa chọn hoàn hảo cho thể loại nhiếp ảnh mà tôi theo đuổi.
Ống kính chất lượng tạo ra sản phẩm chất lượng. Hai ống kính này có độ tương phản và tái tạo màu tốt, do đó giúp công việc xử lý hậu kỳ trở nên đơn giản hơn. Tiêu cự của hai ống kính này còn cho phép tôi ghi lại sự sống động hơn nữa sự hùng vĩ của phong cảnh và đem đến cảm giác về chiều sâu và phối cảnh.
Chụp với máy EOS 5DS R, ống kính EF14 mm f/2.8L II USM, f/2.8, 15 giây, 14 mm, ISO 800
Fjallsarlon, Iceland
Hãy luôn tìm kiếm tinh hoa của ánh sáng và màu sắc khi chụp ảnh phong cảnh. Bản thân màu sắc cũng có thể làm nên bức ảnh đẹp và việc chụp hình trong lúc bình minh hay hoàng hôn khiến cảnh vật càng thêm phần sống động hơn. Thiết kế hình ảnh có vai trò quan trọng do vậy hãy sử dụng các lớp trong bố cục của bạn như tiền cảnh, trung cảnh và hậu cảnh để đem đến chiều sâu và phối cảnh.”
Tìm hiểu thêm về ống kính góc rộng và cách để chụp hình với loại ống kính này trong bài báo: Khám Phá Ống Kính Góc Rộng Phần 1: Hiệu Ứng Ảnh của Ống Kính Góc Rộng
Nhiếp ảnh gia: Keris Tuah
Ống kính yêu thích: EF17-40mm f/4L USM
Chụp với máy EOS 5D Mark II, ống kính EF17-40 mm f/4L USM, f/11, 63 giây, 17 mm, ISO 100
Teluk Bayu, Penang
“Đây là ống kính góc rộng tuyệt vời có thể hoạt động tốt với nhiều đối tượng đa dạng; từ các bức ảnh chụp cảnh vật bình thường tới hoàng hôn và bình minh. Nó cũng giúp tôi tạo bố cục hoàn hảo cho đối tượng và cảnh vật mà không cần phải di chuyển máy ảnh, đặc biệt là khi tôi chụp hình ở một không gian hạn chế.
Lời khuyên quan trọng nhất của tôi dành cho các nhiếp ảnh gia phong cảnh mới vào nghề là nên tới địa điểm chụp hình sớm để có được bố cục tốt nhất. Rồi chờ đợi khoảnh khắc hoàn hảo. Thường thì khoảnh khắc ấy đến rất nhanh và bạn sẽ có rất ít thời gian để phản ứng, huống chi là nghĩ tới một bố cục khác.”
Máy ảnh EOS 5D Mark II, ống kính EF17-40 mm f/4L USM, f/5.6, 30 giây, 17 mm, ISO 320
Tanah Lot, Bali
Đọc thêm về nhiếp ảnh phong cảnh trong bài báo: Làm Chủ Nghệ Thuật Nhiếp Ảnh Phong Cảnh
Nhiếp ảnh gia: Wisnu Haryo Yudhanto
Ống kính yêu thích: EF16-35mm f/2.8L II USM
Chụp với máy EOS 5D Mark III, ống kính EF 16-35 mm f/2.8L II USM, f/13, 0.8 giây, 23 mm, ISO 200
Đỉnh Bromo, Đông Java
“Dù tôi đã tác nghiệp với ống kính EF17-40 mm f/4L USM nhưng lựa chọn tối ưu của tôi khi chụp ảnh phong cảnh chắc chắn là ống kính EF16-35 mm f/2.8L II USM. Độ rộng và tốc độ tuyệt vời khiến ống kính này trở thành sự lựa chọn hoàn hảo khi chụp hình phong cảnh. Mặc dù tôi hiếm khi chụp hình phong cảnh sử dụng cài đặt khẩu độ rộng, nhưng vẫn thật tốt khi có ống kính này. Nó cũng rất hữu dụng khi chụp hình sự kiện trong nhà hoặc khi tôi không mang theo giá ba chân.
Ưu điểm của ống kính này là tính năng thu phóng. Có những lúc tôi không thể di chuyển tới gần hoặc ra xa khỏi đối tượng. Chẳng hạn như nếu tôi đứng trên rìa một mỏm đá thì việc di chuyển tiến lên phía trước là điều không thể. Lợi ích của một ống kính thu phóng trong trường hợp này là nó cho phép tôi định khung hình cho phong cảnh một cách chính xác.
Chụp với máy EOS 5D Mark III, ống kính EF16-35 mm f/2.8L II USM, f/20, 1/160 giây, 23 mm, ISO 160
Đèo Puncak, Tây Java
Cuối cùng, chụp ảnh phong cảnh nghĩa là phải chờ đợi. Các bức ảnh phong cảnh đẹp thường được xác định bởi chất lượng ánh sáng khi bức hình được chụp. Thời gian, thời tiết, mùa – tất cả tạo nên bức ảnh. Đừng quên quy tắc một phần ba và phần tiền cảnh thú vị. Hãy đặt thứ gì đó đáng chú ý vào phần tiền cảnh của bức ảnh để người xem có gì đó để ngắm nhìn.”
Tìm hiểu về tầm quan trọng của bố cục và bố cục có thể giúp cải thiện nghệ thuật chụp hình của bạn như thế nào trong bài báo: Những Bố Cục Đơn Giản nhưng Thiết Yếu (Phần 1): Quy Tắc Phần Ba & Quy Tắc Phần Tư
Hãy cho chúng tôi biết ống kính yêu thích của bạn khi chụp ảnh phong cảnh là gì trong phần bình luận bên dưới!
Nguồn: snapshot.canon-asia.com